Hiện nay, hình thức kinh doanh sân tập thể thao đang dần thịnh hành và phổ biến. Trong đó cũng có không ít câu hỏi liên quan có nên kinh doanh sân trượt patin hay không? Hãy cùng HTSport cập nhật thông tin để giải đáp thắc mắc này và có quyết định riêng mình.
Giải đáp có nên kinh doanh sân trượt patin không?
Khắp các tỉnh thành hiện nay phong trào trượt patin phát triển mạnh mẽ. Nhất là độ tuổi các em học sinh cực kỳ thích bộ môn này nên vào thời gian rảnh rỗi, buổi tối hoặc cuối tuần rất thích xách đồ đi trượt, giao lưu cùng bạn bè, rèn luyện sức khỏe.
Thực tế, nhu cầu trượt patin tăng cao nhưng địa điểm lại chưa thực sự nhiều và đáp ứng các tiêu chuẩn. Vì thế, nhiều nơi các bạn trẻ vẫn lựa chọn trượt ở đường phố, các khu vực sân trống có nhiều bất tiện.
Nhìn thấy tình hình không ít nhà đầu tư lựa chọn mở sân trượt patin cung cấp dịch vụ. Theo khảo sát thực tế nhiều nơi trong vùng có sân tập hiện đại, giá vé phải chăng cũng thu hút khá đông các bạn trẻ tới trải nghiệm giải trí và rèn luyện sức khỏe.
Kinh doanh sân trượt patin mang lại nguồn doanh thu hấp dẫn cho nhiều đơn vị cung cấp. Không chỉ tiền nhận được từ cho thuê sân tập mà còn không ít dịch vụ khác như:
- Căng tin ăn uống
- Cho thuê hoặc bán trang phục
- Dụng cụ tập luyện
Chính vì thế, vài năm trở lại đây khá nhiều cá nhân, doanh nghiệp đầu tư vào hạng mục này. Tùy hướng kinh doanh, nguồn vốn hiện tại, vị trí lựa chọn xây dựng sân xác định trước phù hợp hay không.
Các nguồn lực khác của mỗi cá nhân để cân nhắc quyết định kinh doanh cho phù hợp. Đồng thời, bạn cần phải biết rõ những vấn đề phải xác định và chuẩn bị tốt khi cung cấp dịch vụ này mới đem lại hiệu quả.
Có nên kinh doanh sân trượt patin không?
Những vấn đề chuẩn bị khi mở sân trượt patin
Để giải đáp câu hỏi có nên kinh doanh sân trượt patin hay không, các bạn tham khảo về những điều cần chuẩn bị trước. Từ đó, cân nhắc công việc, nguồn lực hiện tại có phù hợp hay không:
Lựa chọn địa điểm để xây dựng sân trượt
Vị trí xây dựng sân trượt vô cùng quan trọng, cho nên các nhà đầu tư phải tính toán kỹ. Đối tượng của bộ môn này đa phần các bạn trẻ độ tuổi từ 6-30 cho nên cần lựa chọn nơi đông dân cư, gần trường học, khu vui chơi giải trí, nhà văn hóa, phố lớn,…
Diện tích tùy từng sân nhưng trung bình cần 300m2 trở lên rộng rãi, thoáng mát, xây dựng được nhiều tiện ích bên trong. Có đủ rộng để phân chia ra khu vực, hệ thống điện nước, ánh sáng và âm thanh được đảm bảo đúng tiêu chuẩn đưa ra.
Lựa chọn địa điểm để xây dựng sân trượt
Tham khảo quy trình mở sân tập
Sân trượt patin được thiết kế với nhiều khu vực khác nhau đảm bảo cho khách hàng tới có trải nghiệm hài lòng. Mời các bạn cùng tham khảo trước:
Căng tin hoặc quầy bán đồ ăn, thức uống
Khu vực này có diện tích từ 5m2 trở lên, có bày đủ các đồ ăn vặt, thức uống giải khát để khách hàng thời gian nghỉ ra sử dụng. Trong thời gian tập luyện cần tiếp sức thì đồ tiếp năng lượng rất cần thiết.
Sân trượt patin
Sân trượt tối thiểu 300m2, sạch sẽ, nền sân làm từ đá hoa hoặc đánh bóng nền xi măng. Có thể thiết kế thành 2-3 khu vực sóng tạo cảm giác thích thú cho trải nghiệm trượt mới.
Nơi gửi xe
Khu vực này nên để diện tích từ 50m2 trở lên để khách hàng tới gửi xe các loại từ xe đạp, xe máy, ô tô. Có bảo vệ trông giữ đảm bảo an toàn về tài sản đối người đi đi tập.
Khu vệ sinh
Việc có nên kinh doanh sân trượt patin và ở đó có khu vệ sinh không được quan tâm. Cần thiết phải có nơi để vệ sinh cá nhân hoặc thay đồ khi cần thiết khi tới sân trượt patin. Phân chia riêng khu vực nam và nữ tách biệt, đây là dịch vụ cần thiết của nơi tập thể thao.
Khu cho thuê giày, gửi đồ cá nhân
Khu này rộng tối thiểu 15m2, sạch sẽ, nên thiết kế các hộc tủ riêng có khóa để bảo quản đồ cho khách hàng cẩn thận. Quầy cho thuê giày có nhân viên tư vấn và lựa chọn sản phẩm.
Khu cho thuê giày trượt
Lựa chọn nhà cung cấp giày
Hoàn thành sân trượt đạt tiêu chuẩn xong thì chủ đầu tư cần phải tìm kiếm đơn vị cung cấp giày chất lượng, giá phải chăng. Khách hàng tới trải nghiệm dịch vụ có thể thuê hoặc mua đồ tập tại sân cho nên cần phải có nơi cung cấp.
Sản phẩm giày nên đa dạng mẫu mã, chủng loại, nhiều kích cỡ khác nhau. Đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các đối tượng từ 6-30 tuổi cả nam và nữ tới trải nghiệm dịch vụ.
Công tác quản lý sân trượt
Cân nhắc có nên kinh doanh sân trượt patin hay không thì các bạn cần phải tính tới công tác quản lý sân trượt. Điều này đảm bảo vận hành tốt, không thất thoát tài sản bên trong. Chủ đầu tư cần thuê đội ngũ nhân viên và đào tạo chuyên nghiệp trong việc phục vụ, có trách nhiệm đối với cơ sở làm dịch vụ.
Tại các khu vực như gửi xe phải có bảo vệ, nơi bán đồ có bảng giá cả chi tiết. Quầy giải khát có nhân viên và phần mềm hỗ trợ tránh tình trạng nợ đọng. Giờ giấc đóng mở cửa sân trượt cũng rõ ràng và nhân viên thực hiện tốt để tạo sự chuyên nghiệp.
Công tác quản lý sân phải chuyên nghiệp
>> Xem thêm:
Tìm hiểu về hồ sơ xin phép mở sân trượt patin
Các bạn phân vân có nên kinh doanh sân trượt patin hay không cần tìm hiểu trước về hình thức này. Phải làm hồ sơ xin phép cơ quan có thẩm quyền chấp nhận mới được mở. Bởi sân tập lớn, có nhiều hoạt động nếu không đạt chuẩn sẽ không được mở cửa. Hồ sơ gồm có:
- Bản sao giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp.
- Bản sao bằng cấp về ngành patin của nhân viên chuyên môn
- Bản sao giấy tờ của đội ngũ nhân viên trung tâm
- Hợp đồng lao động của công ty và nhân viên
- Giấy tờ về địa điểm kinh doanh: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê địa điểm
Sau khi tham khảo bài viết, mọi người đã hiểu về có nên kinh doanh sân trượt patin chi tiết. Căn cứ vào quy trình, những điều cần làm thì các bạn tự xem xét điều kiện, nguồn vốn và công tác quản lý có đáp ứng tốt hay không để lựa chọn.